Cứ đến hẹn lại lên như là một thói quen của mọi năm, sau khi hoàn tất nghi lễ cúng giao thừa để trừ bỏ đi những điều xấu, điều dở trong năm củ để chào đón những điều tốt đẹp, may mắn trong năm mới. Tôi lại xuất hành đi Chùa lấy lộc đầu năm như thường lệ, các khác biệt của năm Bính Thân đó chính cái se lạnh của làn sương sớm mai và cái lạnh khiến người ta phải giật mình, ừ phải giật mình vì thời gian trôi nhanh quá, nhanh đến ngỡ ngàng.
Đã
lâu lắm rồi, cái cảm giác se lạnh của dịp đầu năm mới bất chợt đến, cái tiết
trời không khỏi làm con người ta nguôi ngoai nhớ tới những kỷ niệm đã qua, cũng
như chuyện buồn vui trong cuộc sống thường ngày, tất cả đều gợi lên ký ức được
trãi nghiệm và được sống đã qua. Đôi lúc bản thân Tôi lại ngẫm, lại suy, lại
nghĩ đến những gì xảy ra trong cuộc đời khi giữa bộn bề cuộc sống có mấy ai nhớ
tới cảm giác se se lạnh này không. Cái cảm giác rất khó chịu và nao lòng, càng
khó chịu hơn đối với những người con ở đất Sài Gòn chưa bao giờ quen cái lạnh
bất chợt, như hờn như dỗi đối với họ.
Cũng
dưới cái tiết trời se lạnh của ngày đầu năm, Tôi thả rong con xe trên đường để
hưởng không khí ngày đầu năm dọc theo tuyến đường CMT8 từ Ngã tư Bảy Hiền về
quận 1, hàng loạt cửa hàng đã đóng cửa và nhà nhà bày biện cúng kiếng lễ đón
giao thừa, nhưng vẫn còn đó những mảnh đời bất hạnh nằm co ro trên chiếc xích
lô (là nhà và cũng là phương tiện mưu sinh), người thì nép mình sau chiếc xe
đạp củ kỹ chất đầy phế liệu, còn những người khác trải tấm vải mỏng trên nền
gạch lạnh cắt và xù xì, với họ “mái nhà” hay “mái ấm” đó là điều gì thật ghê
gớm và xa xỉ.
Tôi chạnh lòng và ghé vào hỏi thăm một chị khoảng ngoài 40 tuổi quê tận Thái Bình, với vóc dáng nhỏ bé và gương mặt đượm buồn của người con xa xứ phải tha hương nơi đất khách quê người, tôi hỏi “Tết, sao chị không về quê sum họp với gia đình? Chị ở đây không về quê chị có buồn không?”, bằng giọng chân chất của người dân quê chị nói “Bây giờ Chị về quê chi phí tốn kém lắm chú à, về rồi phải có quà biếu họ hàng cho phải phép, thôi thì chị ráng làm ở đây và tằn tiện để dành gửi tiền về quê cho Ba mấy đứa nhỏ lo cho các cháu ăn học…”, Tôi thầm nghĩ “Umh đúng, cha mẹ nào cũng thương con, dù đời họ không là gì đi nữa, nhưng vẫn cố gắng lo cho con cái có được cái chữ để làm vốn sống vào đời…”, nghĩ đến đây Tôi lại cay mắt và nhớ về Mẹ tôi “umh có cái gì đó giống giống và đúng đúng”. Trước khi tạm biệt và chúc chị những điều may mắn trong năm mới, Tôi lì xì chị lấy lộc và may mắn đầu năm cho chị, chị nghẹn lời và nói “Chị cám ơn Chú đã quan tâm đến những người như Chị, Chị đội ơn chú nhiều lắm…”. Rời tạm biệt chị, tôi lại rong ruỗi trên con xe của mình và lại tiếp tục những gì mình làm, nhận được những lời cảm ơn và rươm rướm nước mắt “Cô cám ơn con”, người thì chắp hai tay “Chú cám ơn con”, hay “Anh cám ơn em” và “Chị cám ơn em”…
Umh, Cuộc sống nó chỉ đơn giản thế thôi, sự hạnh phúc đầu năm Bính Thân làm cho tâm hồn Tôi thật nhẹ nhàng và sảng khoái, anh xin lỗi cô em gái út đã dặn dò anh “Đầu năm anh đừng ra Tiền nhiều quá, cả năm không tốt đâu”, biết nói sao đây “Em đổi tiền cho anh để anh lì xì người ta, anh xài hết rồi”.
Hải
Triều.
KHUYẾN MÃI LỚN HOT HOT HOT