PHẦN
3: GIAO DỊCH
46.
Bạn giao dịch càng nhiều, lợi nhuận bạn thu được dường như sẽ càng ít đi. Bạn
mua và bán càng nhiều, danh mục đầu tư của bạn sẽ phải chịu chi phí giao dịch
càng cao hơn. Thử nghĩ xem liệu bạn có đánh bại thị trường bằng những ý tưởng
thông minh không? Một nghiên cứu cho thấy các nhà quản lý quỹ thường không tăng
lợi nhuận bằng các giao dịch trên thị trường chứng khoán. Nếu các giao dịch thường
xuyên gây thiệt hại cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp, thì nó cũng có thể ảnh hưởng
xấu đến bạn.
47. Đầu tư quá giới hạn cho phép. Bạn vay tiền
từ những nhà môi giới và trả lãi suất để mua thêm cổ phiếu. Điều này dường như
sẽ mang lại lợi nhuận nhiều hơn, nhưng đồng thời thua lỗ cũng có thể lớn hơn. Nếu
cổ phiếu bạn nắm giữ xuống thấp dưới mức nào đó, nhà môi giới của bạn sẽ yêu cầu
bạn hoàn trả lại một phần hay toàn bộ khoản nợ ngay lập tức. Do đó, mua ngoài
giới hạn của bản thân là một rủi ro mà các nhà đầu tư nghiệp dư nên tránh
xa.
48.
Thế nào là đầu tư short-selling?. Nhà đầu tư “short-seller” sẽ mượn cổ phiếu từ
một nhà môi giới để bán với hy vọng cổ phiếu này sẽ xuống giá và anh ta có thể
mua lại với giá thấp hơn. Tuy nhiên, chi phí cao, tiềm năng thua lỗ lớn và thậm
chí giá cổ phiếu tăng sau một thời kỳ dài đóng băng sẽ khiến mong muốn thu lại
cổ phiếu của những nhà đầu tư “shortseller” trở nên viển vông. Đây là một điều
mà bạn nên tránh.
49.
Sự khác biệt giữa lệnh thị trường và lệnh giới hạn. Khi bạn ra một lệnh trên thị
trường chứng khoán với nhà môi giới của bạn, bạn đang yêu cầu bán hay mua cổ
phiếu ở một mức giá khớp lệnh. Còn lệnh giới hạn hướng nhà môi giới mua và bán
cổ phiếu ở mức giá cụ thể nào đó, thì mức giá này được sử dụng như một biện
pháp hữu hiệu để bảo vệ bạn trong một thị trường thường xuyên biến động. Nếu cổ
phiếu không đạt tới giá đó, sẽ không có giao dịch nào được thực hiện.
PHẦN
4: TRÁI PHIẾU
50.
Những quy tắc cơ bản của đầu tư trái phiếu. Giá trái phiếu sẽ giảm khi tỷ lệ
lãi suất tăng và ngược lại. Tại sao? Nếu bạn sở hữu trái phiếu có mức trả lãi
6% và tỷ lệ lãi suất tăng, lúc này, trái
phiếu sẽ có mức trả lãi 7% , do vậy trái phiếu 6% của bạn sẽ mất giá.
51.
Nếu bạn đầu tư trái phiếu và giữ chúng cho đến đúng kỳ hạn thanh toán, bạn sẽ
không bao giờ mất tiền. Trái phiếu chính phủ, ngân phiếu không bao giờ vỡ nợ. Trái
phiếu đô thị và trái phiếu công ty cũng hiếm khi vỡ nợ (tỷ lệ vỡ nợ dài hạn chỉ
khoảng trên dưới 1% đến 2%).
52.
Bán cổ phiếu trước khi đến hạn thanh toán có thể là một sai lầm. Cổ phiếu không
như trái phiếu – chúng không được giao dịch mọi ngày và cũng sẽ không có nhiều
người sẵn sàng mua trái phiếu khi bạn muốn bán chúng đi. Vì vậy, nếu bạn buộc
phải bán trái phiếu, bạn có thể phải chấp nhận chịu thiệt một số tiền nhất định.
53.
Làm thế nào để vừa có tiền vừa không thua lỗ? Trong danh mục đầu tư trái phiếu,
bạn nên nắm giữ nhiều cổ phiếu với các kỳ hạn thanh toán khác nhau để bạn có thể
có tiền vào bất cứ năm nào. Điều này cho phép bạn tận dụng lợi ích từ tỷ lệ lãi
suất cao để mua trái phiếu khác, đồng thời giảm thiểu rủi ro.
54.
Bạn có thể mất tiền nếu đầu tư vào các Quỹ đầu tư trái phiếu. Hàng ngày, giá trị
của các cổ phiếu trong danh mục đầu tư trái phiếu luôn biến động, phụ thuộc vào
sự dao động của tỷ lệ lãi suất và các yếu tố khác. Do đó, giá trị tài sản toàn
Quỹ đầu tư trái phiếu cũng thay đổi theo. Vì vậy, khi bạn bán cổ phiếu của Quỹ
đầu tư trái phiếu, giá cổ phiếu sẽ có thể thấp hơn – hay cao hơn – so với thời
điểm bạn mua chúng.
55.
Thế nào là trái phiếu Zero-coupon. Trái phiếu Zero-coupon (cuống phiếu bằng
không) sẽ không có lãi suất, thay vào đó, bạn mua trái phiếu với mức giá thấp
hơn giá danh nghĩa. Khi cổ phiếu đến hạn, bạn sẽ nhận lại khoản tiền đó bao gồm
khoản tiền đầu tư ban đầu cộng thêm số tiền chênh ra từ giá gốc cổ phiếu so với
giá mua. Ví dụ, bạn có thể phải trả 6659 đồng và nhận 10 ngàn đồng trái phiếu
zero-coupon có lợi tức 4,15% và hạn thanh toán trong 10 năm.
56.
Cuống phiếu (Coupon). Đây là mức lãi suất cố định mà bạn có thể nhận được mỗi
năm từ số cổ phiếu nắm giữ.
57.
Giá trị trung bình (Par value). Mức giá này được hiểu như giá trị danh nghĩa của
trái phiếu, đó là lượng tiền mà một nhà phát hành trái phiếu đồng ý trả khi đến
hạn thanh toán. Thông thường, trái phiếu được giao dịch ở mức cao hơn hay thấp
hơn giá trị trung bình.
PHẦN
5: QUỸ ĐẦU TƯ
58.
Tại sao các Quỹ hỗ tương luôn thành công? Câu trả lời là do không có nơi nào
khác đề xuất những phương án đầu tư đa dạng và tiện lợi như vậy. Các Quỹ này
cung cấp một hướng đầu tư chi phí thấp cho các nhà đầu tư cá nhân mới vào nghề,
giúp họ làm quen với thị trường, tạo đà cho họ trở thành những nhà đầu tư
chuyên nghiệp sau này. Với các Quỹ hỗ tương, bạn có thể tiến hành các vụ đầu tư
mà không cần bỏ chi phí hoa hồng môi giới, việc mà bạn không thể làm khi trực
tiếp đầu tư vào cổ phiếu.
59.
Với thời gian, các Quỹ đầu tư nóng có thể sẽ nguội lạnh dần, nhưng chi phí đầu
tư bao giờ cũng được giữ ở mức thấp. Thông thường, bạn chỉ phải mất chi phí khoảng
2% đến 2,5% mỗi năm.
60.
Làm thế nào để lựa chọn một Quỹ đầu tư? Việc bạn vội vã bắt tay một Quỹ đầu tư
chỉ vì biểu đồ tăng trưởng mạnh trong vài tháng gần đây dường như là cách để bạn
tự “đốt” những đồng tiền của mình. Thay vào đó, bạn hãy tập trung nhiều hơn vào
các Quỹ đầu tư có thể dự đoán được xu hướng phát triển trong tương lai. Tuy
nhiên, trước khi lựa chọn một Quỹ đầu tư nào đó, bạn nên dành chút ít thời gian
nghiên cứu về nó, tìm hiểu hoạt động và cơ cấu tổ chức, các cổ phiếu mà Quỹ sở
hữu… Và chắc bạn sẽ không muốn một Quỹ đầu tư mà cứ một vài năm lại thay một
nhà quản lý mới.
61.
Khi bạn đầu tư vào các Quỹ hỗ tương, sẽ có một khoản bạn phải chịu là phí bán
(sales charges). Nếu bạn mua cổ phiếu của quỹ đầu tư thông qua một nhà môi giới
hay do một chuyên gia nào đó khuyên bạn nên làm như vậy, bạn sẽ phải trả chi
phí được gọi là phí bán, đây là mức hoa hồng dành cho họ vì những lợi nhuận bạn
có được.
62.
“Phí bán” hoạt động như thế nào? Quỹ đầu tư chung chào bán theo giá trị ròng hoặc
giá trị ròng cộng với một khoản phí bán, mà trong ngành thường gọi là load
(gánh nặng). Vì vậy mà những quỹ này được gọi là quỹ có tính phí bán
(load-fund). Những cổ phần nào chào bán theo giá trị ròng (không cộng thêm phí
bán) thì người phân phối của quỹ đầu tư trực tiếp đảm nhận việc thực hiện. Cũng
có thể việc này được một nhóm người hăng hái trong ban giám đốc làm. Những người
này không có một lực lượng bán hàng ăn hoa hồng và họ sẽ đầu tư toàn bộ số tiền
nhà đầu tư ký gửi. Vì vậy mà những quỹ này được gọi là quỹ không tính phí bán
(no load-funds), phát triển rất nhanh về số lượng cũng như giá trị tài sản được
quản lý.
63.
Cách tốt nhất để sử dụng Quỹ đầu tư theo khu vực chuyên ngành (Sector funds): Nếu
bạn có một danh mục đầu tư đa dạng, có nghĩa là bạn đang sở hữu cổ phiếu công
nghệ, cổ phiếu công ty chăm sóc sức khoẻ và cổ phiếu tài chính,… Nếu đơn thuần
tham gia vào những Quỹ đầu tư theo khu vực chuyên ngành, bạn sẽ làm mất cân bằng
cán cân đầu tư của mình. Thay vào đó, bạn hãy dành một lượng nhỏ vốn đầu tư, từ
5% đến 10% chẳng hạn, cho các quỹ như Quỹ đầu tư bất động sản.
64.
Sở hữu trong tay cổ phiếu của 10 Quỹ hỗ tương không đồng nghĩa với việc bạn
đang đa dạng hoá danh mục đầu tư của mình. Đa dạng hoá có nghĩa là nhiều cổ phiếu
trong các lĩnh vực khác nhau.
PHẦN
6: KINH TẾ
65.
Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) làm gì? FED luôn cố gắng đảm bảo và duy trì sự
lành mạnh của hệ thống ngân hàng, giá cả ổn định và tỷ lệ thất nghiệp thấp. Một
trong những công cụ quan trọng nhất của FED là điều chỉnh lãi suất cho vay giữa
các ngân hàng và tăng hay giảm nguồn cung tiền quốc gia.
66.
Tại sao những gì FED làm lại rất quan trọng? FED có ảnh hưởng lớn đến định hướng
kinh tế và tỷ lệ lãi suất. Tỷ lệ lãi suất thấp hay giảm sẽ làm tăng giá trị cổ
phiếu. Nhưng nếu các nhà đầu tư nghĩ rằng FED có kế hoạch tăng lãi suất, họ sẽ
bán cổ phiếu vì mức lãi suất dẫn đến xu hướng lượng tiền gửi ngân hàng tăng, nền
kinh tế tăng trưởng chậm và ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ. Khi FED tăng tỷ lệ
lãi suất, ngay lập tức giá cổ phiếu tại phố Wall đã sụt giảm, do tỷ lệ lãi suất
cao sẽ hạn chế việc các công ty vay tiền để đầu tư cho những dự án kinh doanh mới.
Và khi đó, trái phiếu sẽ được quan tâm hơn.
PHẦN
7: LỜI KHUYÊN
67.
Bạn sẽ mất những khoản tiền nào? Khi đầu tư, bạn phải trả một khoản tiền nhất định
cho các sự trợ giúp. Khoản tiền này là hoa hồng môi giới, phí bán của quỹ đầu
tư hay chi phí tư vấn… Trên thị trường chứng khoán có nhiều chuyên gia sẵn sàng
giúp bạn lập kế hoạch đầu tư, danh mục đầu tư, những chuyên gia này sẽ lấy đi của
bạn khoảng 1% đến 2% tổng số tiền trong danh mục đầu tư.
68.
Phàn nàn và khiếu nại như thế nào? Nếu nhà môi giới hay nhà kinh doanh chứng
khoán làm việc cho một công ty nào đó, đầu tiên bạn hãy khiếu nại bằng văn bản
tới công ty của anh ta. Nếu bạn nghi ngờ việc vi phạm một quy định pháp luật về
chứng khoán, bạn hãy liên hệ trực tiếp với Ủy ban chứng khoán nhà nước. Bạn có
thể vào trang nasaa.org. để tìm những hướng dẫn khiếu nại bằng văn bản cùng những
tài liệu cần thiết cho việc chứng minh.
PHẦN
8: NGUỒN THÔNG TIN
69.
Những trang web hữu ích. Nơi tốt nhất để khởi đầu cho vệc tìm kiếm và phân tích
thông tin là trang www.money.com. Sau đó, để đáp ứng những nhu cầu đầu tư khác
của bạn, bạn có thể vào từng trang tài chính riêng lẻ có nội dung mà bạn quan
tâm. Tại các địa chỉ như CNN/Money (money.cnn.com), MSN Money
(moneycentral.com) hay Yahoo Finance (finance.yahoo.com) sẽ có những thông tin
tài chính được cấp nhập liên tục. Mỗi trang sẽ cung cấp những thông tin khác
nhau về thị trường tài chính, nguồn và các công cụ thực thi như: tìm kiếm danh
mục đầu tư, chào giá, tin tức về các công ty, phân tích thị trường, biểu đồ,
giá cổ phiếu, dự đoán doanh thu, thông báo kinh doanh nội bộ và dữ liệu
IPO... Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư
cũng rất thích trang ww.financenter.com vì những công cụ tính toán và phân tích
ấn tượng của nó. Một trang web lớn để các nhà đầu tư làm quen với các quy định
và thuật ngữ đầu tư là trang www.investorwords.com, nơi mà có hẳn một từ điển
tài chính với trên 6000 định nghĩa và nhiều mục từ tham khảo khác.
Hải Triều.
-------------------------------------------------------
Nguồn:
CNN/Money.