Hát
văn, còn gọi là chầu văn hay hát bóng, là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ
truyền của Việt Nam. Đây là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng của
tín ngưỡng Tứ phủ (Đạo Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Đức Thánh Vương
Trần Hưng Đạo), là một tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Bằng cách sử dụng âm nhạc
mang tính tâm linh với các lời văn trau chuốt nghiêm trang, chầu văn được coi
là hình ca hát mang ý nghĩa chầu thánh.
Hát
văn có xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, các trung tâm của hát văn là Nam Định,
Hà Nam và các vùng quanh Hà Nội, có giả thuyết cho rằng hát văn bắt nguồn tư việc
các con nhang đệ tử, thủ nhang đồng, đền và đặc biệt là các thầy cúng chuyên khấn
những bài khấn tứ phủ với những bài văn lục bát và sau này thành những lời ca
trong điệu chầu văn. Hát chầu văn có lịch sử hình thành lâu dài, ra đời sớm hơn
so với các loại hình dân ca khác, trong sách “Kiến văn tiểu lục” của nhà Bác học
Lê Quý Đôn (1726 – 1784) có ghi:”Thời Trần (1225 – 1400) có lối hát trước mặt Đế
Vương gọi là hát Chầu”.
Có
thể nói, thời kỳ thịnh vượng nhất của hát văn là cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.
Vào thời gian này, thường có các cuộc thi hát để chọn người hát cung văn. Kể từ
năm 1954, hát văn dần dần mai một vì hầu đồng bị cấm do bị coi làm mê tín dị
đoan. Đến giai đoạn những 1990, hát văn có cơ hội phát triển và được quan tâm bảo
tồn và lập hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, nghi lễ
chầu văn của người Việt được đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của
Việt Nam.
Hát
chầu văn có nhiều hình thức biểu diễn, như hát thi (văn thi), hát thờ (văn thơ)
và hát lên đồng (văn hầu). Hát thi dung trong các cuộc đua tài thi hát và thường
là hát đơn (một người hát), Hát thờ được hát vào các ngày Rằm, mồng Một, ngày Lễ
tiết, tiệc Thánh…, Hát lên đồng dung trong quá trình thực hiện nghi lễ hầu đồng,
hầu thánh.
Trong
đó, Hầu đồng là nghi lễ nhập hồn của các vị thánh Tứ phủ vào thân xác ông đồng,
bà cốt, trong nghi lễ đó thì hát Chầu Văn phục vụ cho quá trình nhập đồng, hiển
thánh. Sau khi múa, các thánh thường ngồi nghỉ và nghe cung văn hát, kể sự
tích, lai lịch vị thánh đang giảng. Cũng trong nghi lễ hầu đồng, trước mỗi vấn
hầu thì những người tham gia phải chuẩn bị lễ vật, trang phục, đạo cụ trong múa
hầu đồng phù hợp với từng giá hầu, phản ánh tính cách của từng vị thánh được hầu.
Ngoài
ra, lễ vật trong mỗi vấn hầu về cơ bản gồm xôi, thịt, hoa quả, trầu, cau, rượu,
thuốc, vàng mã…, trang phục của người trình diễn trong nghi lễ hầu đồng rất
phong phú, đa dạng, thể hiện tính cách và thị hiếu thẩm mỹ của từng cá nhân thực
hiện, cũng như của tộc người và vùng miền mà các vị thánh đại diện cai quản.
(Anh Đỗ Quốc Hiếu, con trai nghệ nhân Phạm Văn Hồng
trưởng cung văn đền Mẫu sòng sơn vọng từ Nguyễn Thiện Thuật) (Xem Link anh Hiếu hổ trợ Hoàng Quân hát chầu văn Bát trên VTV3 https://www.youtube.com/watch?v=zXwmXYoszcY&feature=youtu.be) |
Mỗi
vấn hầu được thực hành qua 04 bước: Mời thánh nhập hay Thánh giáng (ca ngợi
công đức), phán truyền, ban lộc và đưa tiễn (Thánh thăng, cung văn hát điêu xa
giá hồi cung, âm nhạc sôi động, náo nhiệt). Cũng có khi một vấn hầu chỉ gồm 03
bước: Phụ đồng (còn gọi là kiều bóng), bắt đầu hát câu vỉa ở thể lục bát, sau
miêu tả diện mạo ông hoàng, bà chúa; bước 2 là Thánh nhập (hay dung trà, thuốc,
rượu) và bước cuối là Đồng thăng.
Mở
đầu mỗi vấn hầu, thủ nhang/pháp sư thường đăng đàn cúng Phật, Thánh, sau đó người
hầu đồng vào xin phép loạn giá ngư đồng. Ông/Bà đồng ngồi vào giữa bốn người hầu
dâng và được người hầu dâng trùm lên đầu một vấn khăn màu đỏ, gọi là khan phủ
diện và bắt đầu vấn hầu. Thường mở đầu bằng giá Tam tòa thánh Mẫu, tiếp theo đó
người có căn Đức Thánh Trần thì hầu giá Đức Thánh Trần. Trong nghi lễ hầu đồng,
có tất cả 36 giá đồng, mỗi giá thờ một vị Thánh, nhưng một buổi hầu không phải
bao giờ cũng đủ 36 giá, mà thường từ 8 đến 15 giá, tùy thuộc vào tâm nguyện của
ông/bà đồng.
Cung
văn phục vụ trong mỗi cuộc hầu đồng thường gồm từ 03 đến 05 nhạc công, sử dụng
đàn nguyệt, trống ban (trống con), phách, cảnh, thanh, la, đồng thời là những
người biết hát văn. Cũng văn phải luôn nhạy bén, ứng tác kịp thời và phù hợp với
các hành động của ông/bà đồng, góp phần tạo nên sự thăng hoa của người hầu đồng.
Hiện nay, còn có các nhạc cụ mới (nhị, kèn, sáo, đàn thập lục, trống cơm…) tham
gia cung văn.
Tóm
lại, trong Nghi lễ Chầu văn của người Việt, các hình biểu đạt, đông tác mua, âm
nhạc và lời hát văn đều mang dấu ấn lịch sử, ghi lại sự tích và ca ngợi công đức
của các nhân vật lịch sử có công với dân, với nước. Đây cũng là nghi lễ tín ngưỡng
bản địa, tích hợp các hình thức văn hóa dân gian khác nhau như: âm nhạc, ngôn
ngữ, trí thức dân gian, ca hát, nhảy múa…, vì vậy tín ngưỡng này mang đậm tính
bảo tồn các giá trị truyền thống như “uống nước nhớ nguồn”, vừa được cộng đồng
tái tạo và lại mang nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc có giá trị vượt thời
gian, cũng như có sức hấp dẫn riêng không những đối với người Việt Nam mà còn đối
với Thế giới.
Hải
Triều.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguồn
tham khảo:
2.http://www.vietnamplus.vn/huyen-bi-nghe-thuat-hat-chau-van-va-nghi-thuc-hau-dong/239523.vnp
6. http://dch.gov.vn/pages/news/preview.aspx?n=648&c=41
KHUYẾN MÃI LỚN HOT HOT HOT
No comments:
Post a Comment