Sunday, January 3, 2016

"Năm 2016, Thời cơ và thách thức đối với Kinh tế Việt Nam"


Nhìn lại 2015, đây là năm có ý nghĩa quan trọng và là năm cuối của kế hoạch 5 năm (2011 – 2015), là năm có khá nhiều bất ổn liên quan nền kinh tế toàn cầu, với giá dầu thô giảm mạnh, bạo loạn và khủng bố xảy ra khắp nơi trên thế giới, cũng như sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu…
Đối với Việt Nam, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với năm 2014, cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và cao hơn các mức tăng của các năm từ 2011-2014, điều này cho thấy nền kinh tế phục hồi rõ nét. Còn theo Bloomberg, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 6,27% và đứng thứ 6 so với các nền kinh tế mới nổi trên thế giới, như Ấn Độ (7,3%), Tanzania (7,2%), Trung Quốc (6,95%), Uganda (6,85%), và Dominica (6,35%).

GDP đầu người ước tính đạt 45,7 triệu đồng, tương đương 2.109 USS, tăng 57 USD so với năm 2014. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2015 đạt 0.63% so với bình quân năm 2014, đây là mức thấp nhất kể từ năm 2001 cho tới nay và điều này chứng tỏ Tổng cầu suy giảm và cầu nội địa mạnh hơn, nhưng đây cũng là dấu hiệu tốt và tích cực cho nền kinh tế thực hiện các chính sách tiền tệ tích cực nhằm kích thích việc phát triển sản xuất kinh doanh, là cơ sở cho việc ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển tăng trưởng trong trung hạn.
Năm 2015, Việt Nam đã đạt được những kết quả khích lệ với nền Kinh tế tăng trưởng cao, lạm phát được kiểm soát ổn định, kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định và là cơ sở, cũng như tiền đề cho việc phát triển kinh tế năm 2016. Bên cạnh đó, cùng với việc ban hành Nghị quyết 19/NQ-CP vào ngày 12/03/2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 – 2016, nhằm thể hiện rõ quyết tâm của Chính phủ nhằm hướng tới mục tiêu nâng tầm vị trí của Việt Nam trong bản đồ đầu tư – kinh doanh của khu vực và thế giới. Cùng với việc ký hàng loạt hiệp định thương mại tự do đã và đang được ký kết, trong đó Việt Nam có 14 hiệp định thương mại tư do đa phương và song phương với 55 quốc gia có nền kinh tế phát triển, trong đó phải kể đến lớn nhất là ASEAN, EU, Hàn Quốc, TPP…, các hiệp định này Việt Nam đã có được sự ủng hộ của các thế giới trong hợp tác thương mại đầu tư, và các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thuận lợi chưa từng có để mở rộng thị trường hợp tác kinh doanh và đầu tư, đồng thời dự báo dòng tiền đầu tư sẽ chảy ngày càng mạnh vào Việt Nam.
Như vậy với những thành tự đạt được trong năm 2015, có thể nói năm 2016 là năm bản lề và chu trình kinh tế mới với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm trong giai đoạn 2016 – 2020, cùng với những sự kiện chính trị quan trọng nhất trong năm 2016 của Việt Nam là Đại hội Đảng lần thứ 12, cùng với bầu cử Quốc hội khóa 14.
Cũng theo nhận định của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), những thách thức và cơ hội đang nổi lên đối với Việt Nam, đó là:

Thứ nhất, thu hút đầu tư nước ngoài và đồng thời phụ thuộc vào các thị trường nước ngoài – nhập khẩu hàng hóa phục vụ cho việc chế tác và xuất khẩu. Tác động tiêu cực từ việc ảnh hưởng sự tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc và những điểm yếu trong nền kinh tế Nhật Bản.
Thứ hai, cơ hội mà TPP đem lại trong thời gian tới rất lớn, song các thách thức không phải nhỏ, cụ thể đó là việc tiếp cận các thị trường nước ngoài cùng với các rào cản thương mại cho xuất khẩu là rất lớn, TTP yêu cầu Việt Nam phải mở cửa nền kinh tế cho cạnh tranh nước ngoài nhiều hơn và đòi hỏi thực thi nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về lao động và môi trường, cùng với các cam kết chính trị và yêu cầu nền kinh tế phải điều chỉnh các chi phí.

Thứ ba, gánh nặng nợ công đang ngày càng tăng, nợ công và nợ của do Chính phủ bảo lãnh đã tăng gần 2 lần kể từ năm 2000, hiện ở mức 60% GDP, đây chính là nguyên nhân của việc quản lý tài chính, cũng như phản ánh sự thâm hụt ngân sách rất lớn.
Như vậy, để Việt Nam tiếp tục phát triển một cách thịnh vượng, cũng như tận dụng các cơ hội mới, thì Việt Nam cần phải thực hiện được phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 5 năm (2016 – 2020), cùng với việc cải thiện năng lực cạnh tranh toàn cầu và nâng cao năng suất để các công ty trong nước có thể cạnh tranh ở những thị trường mới, cải cách thủ tục hành chính pháp lý, cơ sở hạ tầng và đồng thời phát triển, vận hành hiệu quả thông suốt các loại thị trường, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, minh bạch giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cũng như giải quyết triệt để vấn đề nợ công, giảm thiểu bội chi ngân sách và tăng tiền lương cho người lao động.

Hải Triều.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguồn tham khảo:
1.http://tinnhanhchungkhoan.vn/dau-tu/2016-nam-ban-le-cua-kinh-te-viet-nam-140128.html
2. http://vtc.vn/nhung-ky-vong-cho-nen-kinh-te-viet-nam-nam-2016.1.588721.htm
3. http://www.bbc.com/vietnamese/business/2015/12/151229_vietnam_gdp_growth_toward_2016
4.http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/bat-dau-mot-chu-ky-thinh-vuong-moi-2016010222055875.chn
5.http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/xung-luc-phat-trien-cho-giai-doan-moi-20160101211216427.chn
6.http://www.doisongphapluat.com/kinh-doanh/thi-truong/kinh-te-viet-nam-nam-2016-nhieu-co-hoi-va-thach-thuc-moi-a127160.html
7. http://www.tradingeconomics.com/vietnam/gdp-growth-annual
8.http://www.bloomberg.com/news/articles/2015-12-26/vietnam-economic-growth-quickens-on-investment-manufacturing
9.http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20160103/nhung-kich-ban-toi-te-cua-kinh-te-the-gioi-2016/1031671.html
10. https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217
11.http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20160103/the-gioi-nam-2016-tiep-tuc-day-bat-on/1031854.html
12.http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Chuyen-gia-ADB-danh-gia-ve-kinh-te-Viet-Nam/238883.vgp
13. http://bnews.vn/nam-2016-nac-thang-co-hoi-thach-thuc-canh-tranh/6719.html
KHUYẾN MÃI LỚN HOT HOT HOT

No comments:

Post a Comment