Điều
gì khiến một người nỗ lực và khởi đầu một công việc kinh doanh của mình? Có thể
do sự lôi kéo của người này hay một vài người khác? người ta thường bi
quan, chán nản công việc hiện tại của mình và không thấy có bất kỳ cơ may nào
trên bước đường của mình. Đôi khi, người ta nhận thấy công việc mình đang làm
chứa đựng mối ẩn họa. Một công ty dự tính thu hẹp có thể dẫn đến tình trạng giảm
lương và việc làm. Có thể một người bỏ qua cơ hội thăng tiến của mình. Có thể
người ta không thấy có cơ hội trong công việc kinh doanh hiện tại cho một người
với những sở thích và kỹ năng của họ.
Một
số người trong thực tế không thể chịu nổi ý tưởng làm thuê cho người khác. Họ
phản đối một hệ thống quản lý mà ở đó tiền thưởng thường dựa trên thâm niên
công tác chứ không dựa vào kết quả công việc, hoặc ở đó họ buộc phải tuân thủ một
thứ văn hóa doanh nghiệp nhất định.
Một
số khác quyết định trở thành nhà doanh nghiệp bởi họ bị mất niềm tin do sự quan
liêu hoặc những thủ đoạn chính trị nếu muốn tiến thân trong một ngành nghề,
lĩnh vực đã có bề dày phát triển lâu đời. Một số khác thì mệt mỏi vì cứ phải cố
gắng phát triển một sản phẩm, dịch vụ hay thực hiện việc kinh doanh không thuộc
về lĩnh vực hoạt động chủ đạo của một công ty quy mô lớn.
Ngược
lại, một số người bị hấp dẫn trở thành nhà doanh nghiệp do những lợi thế của việc
khởi đầu một công việc kinh doanh, những lợi thế này bao gồm:
Nhà
doanh nghiệp là ông chủ của chính mình. Họ quyết định. Họ lựa chọn đối tác sẽ
làm ăn với họ và những nội dung họ sẽ tiến hành kinh doanh. Họ quyết định sẽ
làm việc bao nhiêu giờ một ngày và đương nhiên họ quyết định sẽ thanh toán như
thế nào, nghỉ phép ra sao.
Khả
năng kinh doanh đem lại nhiều cơ hội kiếm được những khoản tiền lớn hơn so với
việc chỉ đi làm thuê cho người khác.
Nó
đưa tới khả năng tham dự vào hoạt động kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp, từ
việc hình thành ý tưởng tới việc thiết kế, tạo dựng, từ việc bán hàng đến sản
xuất và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Nó
tạo ra uy thế của một người đứng đầu doanh nghiệp.
Nó
đưa đến cho cá nhân cơ hội tích lũy tài sản, những tài sản này có thể được giữ
lại, bán đi hoặc chuyển giao cho thế hệ sau.
Khả
năng kinh doanh tạo ra cơ hội cho một người có thể đóng góp một phần công sức của
mình. Phần lớn các nhà doanh nghiệp mới đều hỗ trợ cho kinh tế địa phương phát
triển. Một số ít các nhà doanh nghiệp thông qua các sáng kiến của mình góp phần
phát triển xã hội nói chung. Một ví dụ điển hình là nhà doanh nghiệp Steve
Jobs, đồng sáng lập hãng Apple vào năm 1976 và sau đó đã đưa tới cuộc cách mạng
trong lĩnh vực máy tính cá nhân để bàn.
Một
số người đánh giá nghiêm túc về khả năng thăng tiến trong sự nghiệp hiện tại và
quyết định một cách có ý thức có tiếp tục đi làm thuê hay sẽ trở thành nhà
doanh nghiệp.
Không
lý do nào quan trọng hơn lý do nào, không thành công nào được đảm bảo một cách
chắc chắn. Tuy nhiên, khát vọng mạnh mẽ muốn khởi nghiệp, kết hợp với một ý tưởng
tốt, kế hoạch thực hiện chi tiết và sự chăm chỉ làm việc có thể sẽ dẫn tới một
doanh nghiệp thành công.
Hải Triều.
-------------------------------------------
Nguồn:
Những nguyên tắc khởi nghiệp trong kinh doanh – Jeanne Holden
No comments:
Post a Comment