Thursday, August 18, 2016

Câu chuyện doanh nhân (Phần 3): Đừng bao giờ chở củi về rừng


THẢO THUẬN ĐẦU TIÊN: CHIA TAY THẾ NÀO

Được rồi, tôi tin bạn thật sự cần cộng sự. Nhưng bạn có chắc là họ sẽ là những cộng sự suốt đời? Bạn có  nghĩ các bạn sẽ vẫn là cộng sự khi mọi người về hưu? Không,chắc chắn là không. Vậy thì một ngày nào đó mọi người sẽ chia tay, hãy dành thời gian suy nghĩ sẽ giải quyết như thế nào khi việc đó xảy ra. Và tốt nhất hãy làm việc đó ngay bây giờ, khi bạn không có gì để mất. Hãy luôn ghi nhớ trong đầu chia tay có rất nhiều cách; từ thân mật nhẹ nhàng, lịch sự, chia tay thông thường đến những cuộc chia tay ê chề với mất mát về tài chính, khách hàng ly khai và sự can thiệp của luật sư. Và tôi không chỉ đề cập đến những kinh doanh thông thường mà còn những mối hợp tác chuyên nghiệp như phòng khám tư, hàng luật, hàng cung cấp công trình, công ty tư vấn quản trị… Tôi có người bạn làm trong công ty cung cấp thiết bị nha khoa, anh ta một lần nói với tôi “cứ mỗi trang thiết bị cho một phòng có 3 cộng sự trở lên, chúng tôi biết rằng chưa đầy 4 năm, phòng khám này sẽ giải thể và biến 3 phòng khám mới. Rồi chúng tôi lại tiếp tục cung cấp trang thiết bị cho tường người trong số họ.

Điều này không bao giờ sai, giới nha sĩ luôn luôn chia rẻ, thường là với sự tức giận cùng cực.” Dưới đây là lời thú tội (cho phép được giấu tên): “ Tôi nhận ra rằng người cộng sự của mình chỉ làm việc bằng 1/10 so với tôi. Nói ngắn gọn: anh ta là một kẻ vô tích sự. Tôi đành phải bỏ anh ta nhưng thời điểm đó mọi chuyện sẽ rối tung lên vì mọi thứ đã đâu vào đấy. Chúng tôi phân chia tài sản gồm: của cải, nhãn nhiệu, nhân viên,,,, Tôi cố gắng lấy những tài sản tôi muốn và đó là con đường duy nhất để cứu vãn công ty. Nhưng chuyện đó không dễ. Tôi đành chia thành 2 phần và đưa anh ta phần tôi thực sự muốn. Cộng sự của tôi nghĩ rằng tôi muốn lừa anh ta và cho rằng phần của tôi tốt hơn. [anh ta cho rằng] tôi giữ lại phần tôi thực sự không muốn”. Một người khác tâm sự. “Có những người sẵn sàng mất một mắt để bạn cũng bị mù.” Để tránh những sự chia tay tệ hại, hãy thảo luận việc đó ngay từ bây giờ. Tôi biết sẽ rất kinh khủng khi nhìn vào mắt người bạn đang chia sẻ cả sự hy vọng, lòng nhiệt huyết để nói rằng. “Anh biết không, tôi cho rằng đây là thời điểm tốt nhất để bàn bạc về việc chúng ta sẽ như thế nào khi một trong 2 người quyết định ra đi.” Nhưng dù vậy, điều này cũng phải được tính trước, bởi vì ngày đó sẽ đến, người cộng sự ra đi sẽ chẳng thèm đoái hoài gì đến việc công ty mình sẽ “chìm nghỉm” nếu không có anh ta. Tất cả những gì anh ta muốn là lấy được nhiều thứ có lợi càng tốt để tồn tại cho đến khi an toàn. Một người rút đi có thể báo hiệu sự “suy tàn” của công ty. Không phải bởi vì anh ta là người giỏi nhất mà chính vì những điều anh ta yêu cầu – một cách hoàn toàn hợp pháp- anh ta có thể làm đắm toàn bộ thủy thủ đoàn mình. Điều này không khó như thoạt nghe. Những điểm cơ bản nhất để đàn phán bao gồm: thời gian báo trước, liệu người ra đi vẫn có thể tiếp tục giữ cổ phần (cũng có thể có một bản thỏa thuận chỉ những nhân viên công ty mới có thể là cổ đông); phương thức dùng để định giá cố phần, nếu có, và cuối cùng là khi nào và như thế nào cổ phiếu đó sẽ có hiệu lực. Nếu những cộng sự có những đóng góp không phải tiền mặt (mặt bằng, nhãn hiệu, bí quyết sản suất, bằng sáng chế, danh mục khách hàng…) thì sự đền bù sẽ được thảo luận; chi tết sẽ bàn ở chương sau. Một trong những điều thường xảy trong những cuộc tranh luận là khi một người bỏ đi chính là ai sẽ có được khách hàng. Khách hàng thuộc về công ty nhưng giờ đây có vẻ như thuộc quyền sở hữu của ai đó. Những tranh cãi nổ ra như : “Công ty là của tôi.” “Anh nói là sao? Tôi là người đem khách hàng về.” “Đúng thế, anh là người đem về nhưng tôi chính mới là người làm việc với họ.” Trong thời gian bạn sẽ phải chỉnh sửa một vài thỏa thuận chia tay soạn ngay lúc đầu. Không thành vấn đề: chúng ta sẽ bàn về sự thay đổi này sau. Nhưng điều này không giúp bạn thoát khỏi nghĩa vụ phải soạn ngay một bạn thỏa thuận về việc như thế nào và dưới điều kiện nào, một người có thể rời bỏ con tàu trước khi chuyến du hành kết thúc. Khi thương lượng về vấn đề này, bạn sẽ thấy phần còn lại bao gồm thỏa thuận mà tất cả các cộng sự tiềm năng đều chú trọng – quan hệ hợp tác dựa trên điều gì – đều đâu vào đấy. Nếu bạn có thể thỏa thuận cách tốt nhất cho cuộc chia tay thì bạn sẽ gặp ít vấn đề hơn trong việc quyết định cách thức hợp tác.

TRẢ THEO GIÁ TRỊ 

Vậy là bạn đồng ý chia tài sản như thế nào. Bây giờ đến lúc nói về vấn đề trả công cho sự đóng góp ban đầu và tiếp sau đó trong suốt quá trình hợp tác. Tôi là một tín đồ trung thành của sáng tạo; nhưng nếu bạn muốn đạt đến sự tưởng thưởng công bằng hợp lý thì tôi khuyên bạn không nên quá sáng tạo, độc đáo. Tại sao vậy? Vì trong chuyện này, mọi thứ đều được thử nghiệm, và những phương pháp đã qua thời gian thử thách sẽ tồn tại vì nó luôn hữu dụng. Con người thường hay có những sáng kiến lạ thường, và nhiều người trong đó hay mắc phải 2 lỗi thông thường sau:
- Đầu tiên là loại “D’Artagnan theo tinh thần của 3 chàng ngự lâm pháo thủ”: chúng ta đều ngang nhau, tất cả vì một người, một người vì tất cả. Sai lầm. Nếu là một doanh nhân hẳn bạn tin vào sự cạnh tranh và quy luật thị trường tự do. Vì thế đừng có thiết lập một xã hội không tưởng bên cái khung của hệ thống thị trường tự do vốn hướng đến việc tưởng thưởng cho nỗ lực cá nhân. Dưới đây là một thiết lập đặc trugn cho giả định này: “Anh thấy đấy, ý tưởng là của Carmen, nhưng cô ấy vẫn cần công việc hiện tại vì cô ấy đang một mình nuôi con và rất cần lương hàng tháng. Về phần tôi, vợ tôi đang làm ở thành phố và có đủ sự bảo đảm về công việc để tôi có thể nghĩ việc và làm toàn thời gian cho công ty. Kế đến là Joe, anh sẽ cung cấp mặt bằng cho công ty và cuối cùng là Fank sẽ mang về cho chúng ta 2 khách hàng tiềm năng. Tất cả chúng ta đều vì công ty. Chúng ta hoàn toàn hiểu nhau. Hãy bắt đầu với 25% mỗi người, đều nhau.” Bạn sẽ trả lương ngang nhau cho 2 nhân viên, trong đó một người làm gấp đôi người kia? Hay 1 trong 2 người chênh lệch nhau về kỹ năng và trách nhiệm? Không, chắc chắn bạn sẽ không làm thế. Vì vậy đừng làm vậy với các cộng sự. Trong cuộc sống, sự khác biệt về cấp bậc cũng là một tài sản. Việc thừa nhận sự khác biệt rất cần thiết. Ý tưởng chia đều là một sai lầm lớn. -                     Sai lầm thứ 2 chính là việc nhầm lẫn đóng góp của một người. Café, sữa, quế và đường…đều tính là café sữa đá, đúng không? Hoàn toàn sai. Bạn trả một giá cho café, một giá cho đường, một giá cho quế, một giá hoàn toàn khác nữa cho sữa. Mỗi loại một giá khác nhau. Và để tính giá thành cuối cùng cho café sữa đá, bạn phải trả cho từng nguyên vật liệu theo giá trị thực của nó. Trên thực tế, ý tưởng, mặt bằng và thời gian đều có giá trị không bằng nhau. Vì thế hãy trả cho mỗi loại tùy theo giá trị của nó; hãy định giá từng loại đóng góp theo công lao thực tế.
Dưới đây là cách trả cho những đóng góp cơ bản nhất cho doanh nghiệp.

TIỀN 

Đóng góp tiền thường được định giá bằng cố phiếu và cổ phiếu thì thường được trả dựa trên lợi nhuận, khi có lời. Tôi không khuyên công ty vay tiền. Điều này không hay lắm vì công ty chỉ có thể trả lại khi có lợi nhuân. Hay hơn là nên gửi tiền ký thác theo dạng vốn. Không những cách này giúp bạn kiếm thêm tiền mà còn giúp bạn có tiếng nói hơn so với các cổ đông, vả lẽ dĩ nhiên sẽ có lợi cho bạn khi có chuyện cần phải biểu quyết.

TÀI SẢN 

Khi nói đến từ tài sản, tôi muốn đề cập đến tất cả những thứ có giá trị. Không chỉ là máy móc, máy tính, văn phòng, hàng hóa mà còn là phương pháp, sản phẩm, bằng sáng chế, quyền độc quyền, thương hiệu. Cái gì cũng đều có giá trị, chỉ là lớn hay nhỏ mà thôi. Bất kỳ một tài sản nào cũng cần phải được trả một cái giá hợp lý. Cách tốt nhất cho công ty là chỉ mua những tài sản cần thiết. Nhưng nếu công ty không có tiền, có 3 lựa chọn sau đây. Một, cho phép cộng sự mua trả chậm; trong trường hợp này, một trong những cộng sự về cơ bản sẽ gia hạn khoản vay cho công ty. Nếu có lợi nhuận thì sẽ phải trả nợ cho cộng sự này trước khi phân bố lợi nhuận. Nếu không có, người cộng sự này sẽ bị mất tài sản. Cách thứ 2 là định giá tài sản cộng sự đóng góp và trả bằng cổ phiếu. Cách thứ 3 là người cộng cự cho công ty thuê tài sản với số tiền trả hàng tháng. Trong trường hợp này, người cộng sự đóng vai trò như người trung gian. Dưới đây là một ví dụ. Giả sử tôi có mặt bằng và muốn đóng góp cho công ty, mặt bằng được định giá là 100.000 USD và 2 cộng sự của tôi, mỗi người đóng góp 100.000 USD nữa. Cách thứ nhất, tôi không đóng góp thêm một khoản tiền nào nữa mà chỉ đơn thuần nắm 33% số vốn bằng cách để công ty đứng tên mặt bằng. Cách thứ 2, ngoài số tiền đóng góp vào tôi bán mặt bằng cho công ty với giá 100.000 USD, trả dần theo lịch cụ thể. Nếu việc kinh doanh thuận lợi, tôi sẽ nhận tiền được sớm; còn nếu không tôi có nguy cơ mất mặt bằng nếu tài sản đó được đính kèm, vì vậy hãy cẩn thận với cách này. Cách thứ 3: cho công ty thuê mặt bằng với giá 3.000USD mỗi tháng (Đừng cho thuê rẻ hơn giá thị trường).

CÔNG VIỆC 

Tiếp đến là công việc. Công việc được tính bằng lương. Chỉ có vậy thôi. Nếu không thể nghỉ làm để dành hết thời gian cho công ty, bạn sẽ phải đợi lãnh tiền lãi từ cổ phần của bạn, nó sẽ được tính theo số tiền và tài sản bạn đóng góp vào lúc đầu. “ Thành thật xin lỗi, vì mọi thứ đều đóng băng, chúng tôi không thể trả lương cho anh.” Không có gì sai với điều trên. Nhiều công ty không thể đạt bước khởi đầu tốt khi các cỗng sự không sẵn sàng tạm bỏ những tháng lương đầu tiên – đặc biệt khi số vốn hạn hẹp. Điều này cũng được thôi, miễn chỉ là tạm thời. Nhưng bạn cũng phải ghi chú lại phần nợ mỗi người. Lý do làm thế không phải chỉ là vấn đề công bằng mà thực ra rất thực tế. Bạn cần phải biết mình sẽ trả lương cho nhân viên bao nhiêu để làm công việc mà cộng sự đang làm. Tại sao thế? Bởi vì, nếu không, một ngày nào đó khi cần thuê người khác, bạn sẽ phát hiện ra cơ cấu chi phí không thể kham nổi  chi phí hoạt động thực tế. Ví dụ như tôi được trả lương 10.000 USD cho công việc đáng giá 36.000 USD theo giá thị trường, một ngày nào đó công ty cần tìm người thay thế vị trí của tôi và tự dưng công ty sẽ bị thâm hụt đi 26.000 USD cho khoản không dự toán trước. Không bao giờ đền bù lương bằng cố phiếu mình không trả nổi. Đừng bao giờ làm theo kiểu, “Tôi bỏ tiền, anh bỏ công, mỗi người đều được 50%”. Lương phải trả theo giá thị trường tùy theo số giờ làm, chức năng và trách nhiệm. Và chỉ có vậy thôi. Nếu theo con đường này bạn sẽ tránh được nhiều vấn đề trong tương lai. Và đây là điều quan trọng nhất: hãy giữ lại sổ sách thực chỉ ra công ty có khả năng chìm như thế nào.
THỰC CHẤT CỦA VẤN ĐỀ Cuối cùng là một số câu tư vấn quan trọng. Đầu tiên, ai làm việc gì? Một lần nữa, hãylấy lại ví dụ về chuyến du hành trên tàu vũ trụ. Trên một con tàu lớn như vậy, mỗi thành viên thủy thủ đoàn phải hoàn thành một trách nhiệm cụ thể nhưng đều được giám sát bởi chỉ huy. Vậy chuyện gì xảy ra cho mối quan hệ cộng tác? Mỗi người đều thực hiện công việc được giao. Nhưng như vậy có nghĩa là không ai có quyền chỉ huy? Bạn tính có đến 2,3 hay thậm chí 4 giámđốc điều hành? Bạn có thể cho biết có công ty nào có đến 4 giám đốc điều hành? Ai chịu trách nhiệm cho việc gì? Nói một cách thực tế hơn, nhưng vẫn rất quan trọng: ai ký tên với ngân hàng? Được vay bao nhiêu tiền? Ai thương lượng với ngân hàng? Ai lo việc đổi mới? Ai làm việc với các nhà cung cấp? Quyền lực, chức năng và sức mạnh của cộng sự điềuhành, người sẽ lãnh trọng trách đưa việc kinh doanh khởi sắc, phải được xác định và phác thảo thật kỹ. Mọi người thường có xu hướng coi nhẹ chuyện này nhưng đó không phải là cách tốt nhất. Bên cạnh đó, việc phân chia công việc với cộng sự giúp bạn hiểu sâu hơn. Như đã bàn ở chương 5, hãy tự hỏi: tôi tham gia làm việc với nhóm người chỉ làm theo tôi hay những kỹ năng kiến thức của họ bổ sung cho tôi.


 TÓM TẮT

-         Thỏa thuận cần đạt đến đầu tiên khi bắt đầu hợp tác là mọi chuyện sẽ tiến hành ra sao khi một trong những cộng sự rút khỏi kinh doanh.
-         Cách chia tay công bằng nhất sẽ tiết lộ cách hợp tác hợp lý nhất
-         Đừng cố gắng tìm ra những cách sáng tạo trong việc chia phần trăm cho mỗi cộng sự.
-         Công việc nên được trả bằng lương, theo đúng giá thị trường nếu có thể.
-         Tài sản và tiền chuyển giao cho công ty phải được định giá hợp lý và phải được tính bằng cổ phiếu.
-         Và những tài sản khác được cộng sự nhượng lại cho công ty và không tín vào cổ phiếu nên để ở dạng cho thê hay tín vào khoản nợ


NHÂN TỐ THẤT BẠI: Trao sự thưởng công bằng nhau cho những đóng góp khác nhau.

Hải Triều.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Nguồn: Sách đen về tinh thần doanh nhân - FERNADO TRIAS DE BES.

No comments:

Post a Comment