Monday, August 8, 2016

Câu chuyện doanh nhân (Phần 1): Thà một mình hơn là hợp tác


Tôi muốn nói đến những cộng sự chia sẻ cả vốn lẫn công việc. Những người bạn của doanh nhân.

CỘNG SỰ: NGUỒN LỰC TỐN KÉM NHẤT

Tôi xin bắt đầu với thông tin hữu ích sau: số lượng doanh nhân khởi nghiệp lần đầu tìm đến hợp tác với cộng sự nhiều hơn rất nhiều so với những người kinh doanh lần hai và lần ba. Tại sao vậy? Một doanh nhân kỳ cựu chia sẻ: “Mọi người có xu hướng khởi nghiệp khi còn trẻ, mà người trẻ thì rất dễ mắc lỗi. Phạm lỗi là điều không thể tránh khỏi ở con người và điều này xảy ra nhiều hơn ở những người trẻ. Tuổi trẻ thường không được vững vàng nên dễ tìm đến con đường hợp tác với người khác; họ sẽ cảm thấy yên tâm hơn với nhiều cộng sự bên cạnh.” Ôi, một thế giới tuyệt vời của những cộng sự !

Trước khi bước vào mối quan hệ hợp tác với ai đó, hãy tự hỏi: “tại sao người ta lại trở thành cộng sự của nhau?” Câu trả lời có thể khiến nhiều người phật lòng nhưng đành vậy thôi: Lý do chính những doanh nhân trẻ tìm đến cộng sự là nỗi sợ hãi – sợ trở thành doanh nhân, sợ mọi thứ không tiến triển tốt đẹp, sợ không có ai để mình có thể tin cậy, sợ không đủ khả năng làm hết mọi việc, sợ mắc lỗi; nói chung là sợ chèo chống một mình. Một người được phỏng vấn nói, “Tốt nhất là khởi nghiệp một mình nếu bạn có thể chịu đựng được áp lực. Tôi tâm đắc câu ‘thà làm một mình còn hơn làm chung với nhiều người’. Ưu điểm của làm việc một người là tốc độ và không cần phải chờ ý kiến của những người cộng sự không mang lại giá trị cộng thêm nào. Trên thực tế rất ít người có khả năng kinh doanh bẩm sinh và việc sở hữu công ty khiến họ rất sợ phải ra quyết định. Người ta thường thích khóc chung hơn là cười một mình.” Một vài người hết sức bất cẩn trong việc mời cộng sự hợp tác. Hãy nên tự hỏi liệu những cộng sự bạn mời có thật sự cần thiết. Hay đơn giản chỉ là một người bạn của một người bạn vốn thường hay ở đó mỗi khi bạn đến bàn dự án này, người thỉnh thoảng đưa ra vài ý kiến hay, hoặc những người mà bạn cảm thấy không bỏ ra được? Ban đầu ý tưởng được đem ra thảo luận, bạn có thể có cảm giác rằng bất kỳ người có đầu óc nào- trên tất cả - thấy được tính khả thi trong ý tưởng của bạn - đều không thể loại ra được. Hay ít nhất, cũng nên cân nhắc đến. Thực tế hoàn toàn trái ngược. Xin đừng giải thích và cảm thấy tội lỗi. Đừng bao giờ cộng tác với người không xứng đáng hay không có hứng thú với cuộc sống doanh nhân của bạn. Và cũng nên tránh xa những người nghĩ rằng họ có thể kiếm thêm tiền nhờ làm chung với bạn; mối quan tâm của những người này thật sự nằm trong số những “động cơ không thích đáng ”.

Để tôi nói về nguồn lực.

Một cộng sự cũng chỉ là một nguồn lực khác, và doanh nhân cũng nên xem cộng sự như thế. Nguồn lực này có 2 nhược điểm: một là nguồn lực đắt nhất (được trả bằng cổ phiếu) và 2 là nguồn lực có thể làm tê liệt hoạt động của bạn. Đó là khoản tín dụng lâu dài và lãi xuất cao. Cho phép tôi đề nghị những nguồn lực thay thế khác tốt hơn:
- Nếu bạn cân nhắc việc cộng tác vì lý do tiền bạc, hãy làm việc với ngân hàng.
- Nếu bạn cân nhắc việc cộng tác vì bạn không thể tự mình làm hết mọi việc: Hãy thuê nhân viên.
- Nếu bạn cân nhắc việc cộng tác vì có một vài khía cạnh bạn không thành thạo lắm: hãy ký hợp đồng thuê ngoài dịch vụ đó.
- Nếu bạn cân nhắc việc cộng tác vì bạn phải giải thích một vài vấn đề, hãy tìm cho mình một người tư vấn. -         Nếu bạn cân nhắc việc cộng tác vì cảm thấy lo sợ, hãy đăng ký học một môn thể thao nào đó để tăng sự tự tin.
Mối quan hệ cộng tác thường rất, rất phức tạp – và, nhưng đã đề cập ở trên, là nguồn lực đắt tiền nhất mặc cho vẻ bề ngoài có vẻ trái ngược. Những doanh nhân trẻ thường rất hoang mang khi cân nhắc những nguồn lực hiện có của họ. Sự hoang mang này cũng dễ hiểu. Nhìn vào bảng nguồn lực, họ thấy khoản vay tín dụng thì lại tốn thêm lãi xuất, thuê nhân viên thì tốn tiền lương và những phúc lợi về y tế, bảo hiểm, rồi lại những đóng góp an sinh xã hội và việc ký hợp đồng dịch vụ thì chi phí rất cao. Trong khi đó, cộng sự thì miễn phí. Đúng không? Hoàn toàn sai lầm! Cộng sự là nguồn lực đắt nhất bởi vì lương của anh ta được tính bằng lợi nhuận hiện tại và tương lai công ty. Nếu bạn có tài năng, kỹ năng, niềm đam mê, tình kiên cường, sự táo bạo liều lĩnh – hay gọi là gì cũng được – hãy tự mình thành lập và phát triển kinh doanh, đừng chia sẻ với ai. Không phải ích kỷ mà vì trong tương lai bạn sẽ phải trả một cái giá rất đắt cho giây phút yếu lòng trước khi kịp nhận ra hoặc thậm chí để tin vào sự thật là bạn hoàn toàn có khả năng. 

SỰ ĐƠN NHẤT TRONG MỆNH LỆNH Hãy nói chuyện với các doanh nhân giàu kinh nghiệm. Bạn sẽ sớm nhận ra làm thế nào để cá nhân mỗi người họ lại thừa nhận kinh doanh một mình tốt hơn rất nhiều. Tôi không nói rằng cộng tác là không tốt. Tôi chỉ nói rằng, theo quan điểm tâm lý, những điều cộng sự có thể mang đến cho bạn, giúp bạn giải quyết những mối bạn tâm ngày qua ngày thì bạn cũng có thể có được qua chuyện nói chuyện với doanh nhân hay đồng nghiệp của mình. Trong tất cả những cuộc phỏng vấn thu thập được, có vài vấn đề đạt được sự đồng tình áp đảo. 




- Thứ nhất, như đã đề cập ở trên, tầm quan trọng của nhiệt huyết như là động cơ của mọi việc.
- Thứ hai, giá trị của việc làm một mình. Khi đối diện với câu hỏi nên bắt đầu công việc kinh doanh một mình hay cộng sự 95% những người phỏng vấn đều trả lời:
“Một mình”. Dưới đây là một số câu trả lời tham khảo: “Rõ ràng là bắt tay vào công việc kinh doanh một mình là tốt hơn. Vì về lâu dài, mục tiêu của mỗi người, trên lý thuyết thường khác nhau. Thay đổi cuộc sống và hoàn cảnh của bạn sẽ thay đổi theo. Nếu phải có cộng sự, thì tốt hơn cả, hãy chọn hội viên hùn vốn, và thậm chí tìm hiểu thật kỹ mong muốn của họ là gì” “Tìm cộng sự chẳng qua chỉ là một cách chia rủi ro và phiêu lưu. Nó đem lại cảm giác an toàn nhất định. Tuy nhiên, bản thân tôi tin rằng nên bắt tay vào công việc kinh doanh một mình hơn là cộng sự.” “Tôi ngày càng do dự làm việc chung với cộng sự, tôi chưa bao giờ có cộng sự nào; có thể một ngày nào đó trong tương lai, tôi sẽ phạm sai lầm nào đó cần phải tìm đến cộng sự nhưng ngay tại thời điểm này thì không.” “Với trường hợp là nhà xuất bản, tôi thất bại vì ý tưởng. Nhưng trong trường hợp công ty dịch vụ giáo dục, tôi thất  bại vì các cộng sự. Tôi không dám đấm tay xuống bàn và nói rằng ai có quyền ở đây thậm chí còn chưa được xác định. Trong trường hợp như thế này tốt nhất là bạn nên chấm dứt và bắt đầu làm lại từ đầu; đơn giản là bạn đã phạm sai lầm.” Có nhiều điểm giống nhau giữa thương trường và chiến trường. Chiến lược, mục tiêu, chiến thuật, nguồn lực, hiệu quả, chi phí, và nhiều khái niệm khác đều là thuật ngữ quân sự. Hồi còn trong thời gian phục vụ nghĩa vụ quân sự, tôi từng làm trung úy trong quân đội Tây Ban Nha. Có một chương trình quy định tôi thuộc nằm lòng đó là: “Sự đơn nhất trong mệnh lệnh”. Đây là câu nói rất chuẩn xác: ra lệnh,hướng dẫn, tổ chức, kiểm soát… đều mang tính đơn nhất. Trong môi trường kinh doanh vận hành quy củ, một ai đó cần nắm sức mạnh và quyền lực. Công ty có hơn một người ra lệnh thì không hiệu quả, vì khi có vấn đề xảy ra, sẽ không rõ ai là người nắm tình hình và ra quyết định cuối cùng. Để điều hành hiệu quả bạn phải biết rõ ai là chủ. Không phải ai cũng có thể ra lệnh, chỉ một người duy nhất mà thôi. Ngày nay trái ngược với  trước đây, một trong những nhân tố quan trọng trong kinh doanh là tốc độ của việc đưa ra quyết định. Tốc độ này sẽ khó  bảo đảm nếu mỗi quyết định đều phải chờ đợi hội ý từ cộng sự. Quyết định một mình giúp ta quyết định nhanh chóng; đây là một lợi thế không thể chối cãi được. Một doanh nhân chia sẻ về những bất lợi khi điều hành chung doanh nghiệp với người khác như sau: “Từng có thời gian tôi để các anh trai điều hành chung công ty gia đình. Nhưng công ty hoạt động không hiệu quả. Có quá nhiều việc cần phải quyết định nhanh chóng nên tôi đã phải mua lại cổ phần của họ để  dễ dàng điều hành hơn”. Vấn đề trở thành doanh nhân đòi hỏi bạn phải có một tầm nhìn đặc biệt về mọi vấn đề mà không thể chia sẻ với bất kỳ ai. Đó là sự kết hợp giữa trực giác và ý thức kinh doanh. Nó giống như chuyện xảy ra với hòn đá dùng trong đê chắn sóng nhân tạo. Các kỹ sư không thể giải thích được tại sao biển chỉ nuốt chửng một số đê chắn song, còn một số khác thì không. Như trong tiểu thuyết Pranks of the bad của Mari Vargas Loga, ông dựng nên một nhân vật hết sức phi thường, một dạng pháp sư tiên đoán đê chắn sóng, người mà chỉ nhìn xuống biển đã có thể tiên đoán nơi một kiến trúc Pharaon như đê chắn sóng có thể tồn tại vĩnh viễn, còn nơi khác thì không. Tương tự như vậy, tầm nhìn đặc biệt của một doanh nhân về mọi vấn đề không phải lúc nào cũng trở nên hợp lý. Nhưng chính tầm nhìn đó đánh bại mọi thứ khác. Không phải mỗi doanh nhân đều là pháp sư, người có thể dựa vào trực giác để đoán biết nơi nào đê chắn sóng có thể không bị nuốt chửng bởi những con sóng biển, nhưng một doanh nhân thực thụ luôn biết dựa vào trực giác khi quyết định. Và trực giác, trên định nghĩa, là cá thể chứ không phải tập thể.


Hãy tìm đến cộng sự chỉ vì bạn không còn một lựa chọn nào khác. Khi bạn không thể vay vốn từ ngân hàng. Bởi vì những nguồn lực khác – nhân viên, nhà cung ứng, tư vấn viên – sẽ tự tìm đến bạn. TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO THÌ SỰ CỘNG TÁC ĐƯỢC KHUYẾN KHÍCH Tuy nói như trên, nhưng sẽ có lúc hội viên hùn vốn trở nên hữu ích. Đó là khi một số dự án cần vốn nhiều hơn những gì bạn có mà lại không mượn được tiền ngân hàng, trong khi các công ty cho vay vốn hoặc những đại lý tài chính khác lại sẵn sàng cho mượn. Trong trường hợp này. Có lẽ hội viên hùn vốn là lựa chọn duy nhất. Hùn vốn chứ không tham gia điều hành công việc nhé bạn. Tuy nhiên có 2 tình huống phải cần đến cộng sự. Tình huống thứ nhất là khi công ty bạn hay công ty thầu phụ không đảm đương được. Ví dụ như trong chương nói về lĩnh vực hoạt động ở phần sau, bạn có thể cần có kiến thức sâu sắc về lĩnh vực bạn đang định đầu tư trong khi bạn không có kinh nghiệm. Hay có thể dự án quá phức tạp và cần đến nhiều quan điểm khác nhau để đem lại kết quả tốt. Nếu cảm thấy mình không hội đủ những tố chất trở thành doanh nhân hay cũng không đủ tinh thần chiến đấu để tạo nên con đường thênh thang hay bản lĩnh để kinh doanh, lúc đó hãy tìm đến cộng sự hội đủ những đặc điểm đó. Trong những thời điểm khó khăn, mà chắc chắn sẽ luôn xảy ra, họ sẽ giúp bạn kiên cường vượt qua. Tìm kiếm cộng sự trong tình huống như thế không làm giảm giá trị của bạn – một số người có tài tập trung xung quanh họ những con người đúng nơi, đúng chỗ, và đó cũng là một điều có giá trị. Tình huống thứ 2 chứng tỏ sự sáng suốt khi có cộng sự bên cạnh; đó là trường hợp do bệnh tật hay tuổi tác, một số doanh nhân cần có người thay mặt cầm lái trong suốt thời gian vắng mặt tạm thời hay mãi mãi. Đúng là cộng sự có thể thay thế bạn trong những tình huống không đoán trước được và có liên quan đến sức khỏe nhưng những tình huống này, nếu có xảy ra, thưởng vẫn còn đủ thời gian để tìm kiếm người lấp vào chỗ trống. Nói cách khác, có những người cộng sự chỉ đợi đến lúc có chuyện gì xấu xảy đến với bạn thì thật không cần thiết.



TÓM TẮT - Hầu hết mọi người cộng tác do sợ hãi, hay có người hợp tác vì cho rằng có thêm người cộng sự là có thêm nguồn lực khác mà trước mắt, ta tưởng là miễn phí nhưng thực ra về lâu dài lại đắt tiền nhất.
- Đã là doanh nhân thì phải chấp nhận sự đơn độc ở mức độ nào đó, nhưng chính sự đơn độc này đem lại tốc độ và tự do trong quyết định và sử dụng trực giác của mình.
- Chỉ hợp tác khi cần đạt được điều gì mà bân không thể đạt được bằng mọi cách.
- Và tốt hơn là nên chọn những hội viên hùn vốn – đừng hợp tác để chia sẻ công việc.

NHÂN TỐ THẤT BẠI: Phụ thuộc vào cộng sự trong khi bạn có thể làm được dù cho không có họ.

Hải Triều. ------------------------------------------------------------------------------------
Nguồn: Sách đen về tinh thần doanh nhân - FERNADO TRIAS DE BES,

No comments:

Post a Comment