Lịch
sử Việt Nam nếu tính từ lúc có mặt con người sinh sống thì đã có hàng vạn năm
trước công nguyên, còn tính từ khi nhà nước được hình thành thì mới khoảng hơn
4000 năm.
Văn
hóa chính là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong
quan hệ qua lại giữa con người và xã hội, cũng như duy trì sự bền vững và trật
tự xã hội, văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá
trình xã hội hóa. Văn hóa ứng xử cũng chính là nét đẹp truyền thống của người
Việt được truyền từ đời này sang đời khác, tạo nên các mối quan hệ đẹp có văn
hóa có đạo đức trong cộng đồng dân cư, và trong tất cả các mối quan hệ xã hội
coi trọng cảm tình trong giao tiếp.
“Bầu
ơi thương lấy Bí cùng
Tuy
rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hay
như:
“Một
giọt máu đào hơn ao nước lã”
Giao
tiếp ứng xử có văn hóa cũng là cơ sở để có được những mối quan hệ gắn bó và bền
chặt trong cộng đồng xã hội, cũng như mọi mối quan hệ trong gia đình, quan hệ
trên dưới tôn kính, quan hệ cha con chí hiếu, quan hệ vợ chồng ân tình, quan hệ
anh em hòa thuận, quan hệ bạn bè tình nghĩa. Hiện nay, do cuộc sống xã hội hiện
đại bận rộn, hay do những nguyên nhân nào khác mà ngày càng khiến chúng ta đang
mất dần những nét đẹp truyền thống quý báu, văn hóa ứng xử đang dần mất đi nét
đẹp vốn có, thay vào đó là những hành vi ứng xử ngẫu hứng một cách tùy tiện và
thái quá.
“Lời
nói chẳng mất tiền mua
Lựa
lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Thực trạng hiện nay,
văn hóa ứng xử nơi công cộng của một bộ phận không nhỏ người Việt trở thành mối
quan ngại rất lớn cho xã hội, điều này chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những
hành vi và biểu hiện trong cách ứng xử không được đẹp mắt như chửi thề, xã rác
nơi công cộng, cướp hoa, bẻ cành trong các lễ hội, xô đẩy trẻ em và người già,
cũng như bất chấp luật lệ giao thông.
Vẫn biết rằng, văn hóa không phải là lĩnh
vực dùng để áp đặt hành vi và ứng xử, nhưng nó chính là nền tảng đạo đức xã hội
và cần có môi trường lành mạnh đề hình thành và phát triển. Có hay chăng, Việt
Nam cần xây dựng bộ Quy tắc ứng xử để phổ biến rộng rãi cho mọi người dân trong
tất cả các tầng lớp xã hội, bộ Quy tắc ứng xử chính là cơ sở tiêu chuẩn, quy
tắc và trách nhiệm trong xã hội với việc hành xử thực tế của cá nhân, tổ chức
hay đảng phái, thường gắn với các khái niệm như đạo đức, danh dự hay tôn giáo.
Để xây dựng và nâng
cao văn hóa ứng xử trong xã hội, cần bắt đầu từ gốc rễ gia đình là tế bào của
xã hội, tế bào khỏe thì xã hội mạnh, do đó những giá trị sống bắt nguồn chính
từ gia đình, là nơi dạy dỗ thế hệ tương lai những kỹ năng sống trong cuộc đời,
để làm được điều này thì Bố mẹ, Ông bà phải là những người làm gương trước hết
cho con cái về những giá trị đạo đức, những chuẩn mực hành vi và ứng xử trong
gia đình, cũng như ngoài xã hội thông qua quyền tự do cá nhân trong ăn mặc và
ứng xử, nhưng phải phù hợp và không làm ảnh hưởng đến các chuẩn mực đạo đức của
xã hội.
Hải Triều.
--------------------------------------------------------------------------------------------2. http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/di_tim_net_dep_van_hoa_ung_xu.html
3. http://kynanggiaotiepungxu.edu.vn/ky-nang-giao-tiep/giao-tiep-ung-xu-xa-hoi
4. http://honglam.vn/posts/van-hoa-viet/xa-hoi/net-dep-van-hoa-giao-tiep-ung-xu-cua-nguoi-viet.html
5. http://ttvnol.com/threads/ca-dao-tuc-ngu-viet-nam-ung-xu-xa-hoi-cua-nguoi-viet.80679/
6. http://dantri.com.vn/van-hoa-ung-xu.tag
7. http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_ndct/_mobile_xahoi_ndct/item/27586702.html
8. http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_ndct/_mobile_xahoi_ndct/item/27586702.html
KHUYẾN MÃI LỚN HOT HOT HOT
No comments:
Post a Comment